Pin năng lượng mặt trời “hết hạn sử dụng” là chất gây hại?

Pin năng lượng mặt trời,pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng Pin năng lượng mặt trời "hết hạn sử dụng" là chất gây hại? thanh phan cau tao

Những tấm pin năng lượng mặt trời hiện nay có tuổi thọ tương đối cao (25 – 30 năm) giúp nhà đầu tư có thể an tâm sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động, tấm pin mặt trời cũng cần phải thay thế để tiếp tục sử dụng. Do đó, nhiều vấn đề được đặt ra là sau khi hết thời gian sử dụng, tấm pin mặt trời có phải là chất thải? Có gây hại cho môi trường hay không? Điện Xanh sẽ giải đáp các thắc mắc đó thông qua bài viết sau nhé.

1. Thành phần cấu tạo nên tấm pin năng lượng mặt trời là gì?

Trước hết, chúng ta cần phải biết cấu tạo nên một tấm pin năng lượng mặt trời, pin mặt trời hay pin quang điện (Solar Panel/Module) là những tế bào quang điện (Solar Cell) – là phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

Vật liệu chủ yếu được dùng chế tạo tế bào quang điện (solar cell) là silic dạng tinh thể (đơn tinh thể, đa tinh thể) hoặc màng silic mỏng. Các tế bào quang điện được ghép nối với nhau lại thành khối, một khối thường khoảng 60, 72 tế bào quang điện.

Thành phần cấu tạo nên tấm pin năng lượng mặt trời

Ngoài ra, cấu tạo nên một tấm pin năng lượng mặt trời còn bao gồm:

– Khung (Frame): Được làm bằng nhôm.

– Kính (Glass): Sử dụng kính cường lực, an toàn.

– Phim EVA (Encapsulant): là lớp phim mỏng được làm từ vật liệu Polymer, giúp liên kết vững chắc giữa tế bào quang điện và kính cường lực/lớp phủ polymer (backsheet) nhằm bảo vệ chống va đập và nâng cao tuổi thọ các tế bào quang điện (solar cell).

– Lớp phủ polymer (Backsheet) là lớp bảo về mặt dưới của tế bào quang điện tránh bị mài mòn do môi trường. Phần lớn các nhà sản xuất pin mặt trời sử dụng PVF (Polyvinyl fluoride) để làm Backsheet. PVF là một vật liệu polymer chủ yếu được sử dụng trong nội thất máy bay, làm áo mưa… Một số pin cao cấp hơn sử thì lớp “Backsheet” bằng kính cường lực (loại double glass).

– Hộp nối điện (Junction box): Vỏ hộp thông thường là loại polymer chịu nhiệt, chịu lửa, chịu thời tiết, chống tia UV gây lão hóa… Các đầu nối trong hộp thường làm bằng đồng thau, phủ bạc, hoặc phủ thiếc.

– Các dây dẫn (Wiring) liên kết giữa các tế bào quang điện và liên kết với hộp nối điện. Các dây dẫn này làm bằng đồng, hoặc bạc.

2. Tấm pin năng lượng mặt trời “hết hạn sử dụng” có phải là chất gây hại hay không?

Các thành phần cấu tạo nên tấm pin mặt trời được làm từ các vật liệu hiện đang rất phổ biến trong các ngành sản xuất công nghiệp khác như may mặc, giày dép, công nghiệp phụ trợ,…

Ngoài ra, tấm kính cường lực được và tế bào quang điện được sản xuất từ cát với thành phần chính là Oxit Silic (SiO2) được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các đồ dùng thường thấy trong đời sống hàng ngày như chai lọ thủy tinh đựng thức ăn…

Tỉ trọng các bộ phận cấu tạo nên 1 tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm:

  • Tấm kinh cường lực: 65%
  • Khung: 20%
  • Tế bào quang điện: 6% – 8%
  • Các thành phần khác: 7% – 9%

Do đó có thể kết luận rằng tấm pin năng lượng mặt trời không chứa các chất gây hại sau khi hết thời gian sử dụng. Các tấm pin này đều được tái chế để tái sử dụng cho các mục đích khác nhau.

3. Những nguyên nhân gây nhầm lẫn khi nói pin mặt trời là chất gây hại khi hết hạn sử dụng

3.1 Nhầm lẫn do sự giống nhau về tên gọi

Có thể dẫn đến tình trạng gây nhầm lẫn pin năng lượng mặt trời gây hại có thể là do xuất phát từ tên gọi “PIN” chưa được hiểu chính xác. Từ “PIN” (được Việt hóa từ tiếng Pháp là PILE) làm liên tưởng đến các loại pin được tích điện thông thường như: Pin “Con Ó”, pin tiểu, pin “Con Thỏ” có chứa các chất chì, thủy ngân,… gây hại cho môi trường.

Pin Con Ó ngày xưa

3.2 Sự tương đồng về hệ thống gây nên sự nhầm lẫn

Ngoài ra nguyên nhân dẫn tới sự hiểu lầm có thể nói tới đó là tính tương đồng của hệ thống “pin mặt trời” và “Pin tích điện” (Ắc quy)

– Cấu tạo của Ắc quy cũng xuất phát từ các Cell có điện áp, các Cell ghép lại với nhau thành Module, các Module được liên kết với nhau tạo thành Rank và cuối cùng tạo thành hệ thống tích điện.

Hệ thống pin tích điện

– Đối với Pin năng lượng mặt trời cũng gần như tương tự, các tế bào quang điện Cell liên kết với nhau tạo thành Module/Panel, các Module/Panel liên kết với nhau tạo thành Array/Table rồi cuối cùng tạo thành hệ thống Pin năng lượng mặt trời.

Hệ thống Pin năng lượng mặt trời

Xem thêm:

Hy vọng với những thông tin Điện Xanh chia sẻ ở trên đã có thể những giải đáp thắc mắc về tấm pin năng lượng mặt trời. Để được tư vấn cụ thể về các giải pháp, khảo sát, thiết kế, lắp đặt hệ thống Điện mặt trời hãy để lại thông tin bên dưới phần bình luận nhé.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x