Tiêu chuẩn LEED là gì? Lợi ích mà tiêu chuẩn LEED mang lại

Tiêu chuẩn LEED là gì? Lợi ích của tiêu chuẩn LEED

Những công trình xây dựng, nhà xưởng, doanh nghiệp,… khi xây dựng sẽ có các tiêu chuẩn để đánh giá, LEED là một trong những tiêu chuẩn thường được các chủ doanh nghiệp quan tâm để đạt được. Vậy tiêu chuẩn LEED là gì? Những lợi ích mà tiêu chuẩn LEED mang lại cho doanh nghiệp như thế nào? Bài viết sau Điện Xanh sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này nhé!

1. Tiêu chuẩn LEED là gì?

LEED, viết tắt của cụm từ “Leadership in Energy and Environmental Design” (tạm dịch là “Thiết kế đạt chuẩn hàng đầu về năng lượng và môi trường”) là một giấy chứng chỉ được cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council), một tổ chức phi chính phủ chuyên đánh giá các công trình, tòa nhà đạt chuẩn thân thiện với môi trường.

Tiêu chuẩn LEED là gì
Tiêu chuẩn LEED là gì?

Tiêu chuẩn LEED là một trong những chứng nhận kiến trúc xanh được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Các công trình xây dựng chiếu theo chứng chỉ LEED để đặt ra các tiêu chuẩn về mức độ thân thiện với môi trường, việc tạo ra các mảng xanh trên dự án bất động sản nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yếu tố ngân sách mà chủ thầu đã đề ra.

2. Những tiêu chí và xếp hạng của LEED hiện nay 

Hệ thống LEED được áp dụng để đánh giá cho nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên ở đây chỉ tập trung những tiêu chuẩn đặc trưng cho ngành Kiến trúc xây dựng với chi tiết như sau: (Điểm và hạng mục trong tiêu chuẩn LEED 2009 cho công trình xây dựng mới và đại trùng tu):

TT Tiêu chuẩn Điểm
01 Vị trí xây dựng bền vững/ Sustainable site (SS) 26
02 Tận dụng nguồn nước hiệu quả/ Water Efficiency (WE) 10
03 Tận dụng và tái tạo nguồn năng lượng/Energy & Atmosphere (EA) 35
04 Tiết kiệm tài nguyên và nguyên vật liệu/Material & Resources (MR) 14
05 Bảo đảm không khí và môi trường sống/Indoor Environment Quality (IE) 14
06 Cập nhật và tối ưu hóa thiết kế/Innovation & Design (ID) 06 (tặng)
07 Khu vực ưu tiên/Regional Priority (RP) 04 (tặng)
TỔNG 110

Xếp hạng của LEED 2009 cho các công trình xây dựng mới và đại trùng tu:

Chứng nhận (Certified) 40 – 49 điểm
Chứng nhận Bạc (Silver) 50 – 59 điểm
Chứng nhận Vàng (Gold) 60 – 79 điểm
Chứng nhận Bạch kim (Platinum) Từ 80 điểm trở lên

Các mức xếp hạng của LEED

3. Những lợi ích mà tiêu chuẩn LEED mang lại

– Khi được chứng nhận LEED nghĩa là công trình đó sử dụng hiệu quả nước và năng lượng, thải ít khí CO2 và tận dụng tốt các nguồn tài nguyên ở địa phương giúp giảm thiểu mức độ sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất và vận chuyển.

– Những công trình, nhà xưởng thân thiện với môi trường, đạt chuẩn quốc tế là một cách làm vô cùng hữu hiệu để quảng bá dự án với công chúng, nâng cao hình ảnh và vị thế của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đến đối tác, khách hàng, nhà cung ứng và với công chúng.

4. Vai trò của Điện mặt trời giúp đạt tiêu chuẩn LEED

Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, không gây ô nhiễm môi trường được các Doanh nghiệp quan tâm và đầu tư hiện nay. Các doanh nghiệp có thể tận dụng phần mái xưởng nhàn rỗi sẵn có để đầu tư mà không cần bỏ vốn (giải pháp đầu tư Điện mặt trời ESCO).

Với việc tận dụng phần mái xưởng sẵn có và tái tạo nguồn năng lượng sạch từ mặt trời, Điện mặt trời đã góp phần cộng thêm 35 điểm LEED cho các công trình, nhà xưởng khi xét theo tiêu chuẩn LEED.

Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn LEED sẽ tạo nên lợi thế so với các đối thủ khác trong ngành, giúp nâng tầm thương hiệu, trở thành thương hiệu “Xanh” giúp dễ dàng xuất khẩu các hàng hóa sang các quốc gia đặc biệt là thị trường châu Âu có các tiêu chí yêu cầu nghiêm ngặt.

Vai trò của Điện mặt trời trong LEED
Vai trò của Điện mặt trời trong LEED

Xem thêm:

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x